Triết lý và các quy luật Svāmī Vivekānanda

Vivekananda bản thân là một triết gia nổi tiếng. Một trong những đóng góp quan trọng của ông là diễn tả làm thế nào mà suy nghĩ Advaitin không chỉ đơn thuần là một triết lý xa vời, nhưng làm thế nào nó cũng có hiệu quả về mặt xã hội hay cả về mặt chính trị. Một bài học quan trọng mà ông nói là nhận được từ Ramakrishna là "Jiva là Shiva " (mỗi cá nhân đều là thần linh). Điều này trở thành chân ngôn của ông, và ông hình thành khái niệm về daridra narayana seva - phụng sự Thượng đế trong và thông qua con người (khốn khổ). Nếu thật sự có một sự thống nhất của Đại ngã ẩn bên dưới tất cả mọi sự vật, thì trên cơ sở nào mà chúng ta tự xem là tốt hơn hay xấu hơn, hay là ngay cả giàu có hơn hay nghèo khổ hơn, những người khác? - Đây là câu hỏi mà ông tự hỏi chính mình. Cuối cùng, ông kết luận rằng những điểm khác nhau này sẽ mờ dần đi thành không còn gì cả trong ánh sáng của sự thống nhất trong kinh nghiệm đạt được Giải thoát (Moksha) của người thành tâm. Điều nổi lên là lòng từ bi đối với những "cá nhân" vẫn chưa nhận ra được sự thống nhất này và một lòng quyết tâm giúp đỡ họ.

Swami Vivekananda thuộc về một nhánh Vedanta tin rằng không một ai có thể tự do thật sự cho đến khi toàn bộ chúng ta đều tự do. Ngay cả mong muốn cứu rỗi mang tính cá nhân cũng phải được từ bỏ, và chỉ bằng các việc làm không mệt mỏi cho sự cứu rỗi của người khác mới là dấu hiệu thật sự của một người đã giác ngộ. Ông thành lập Hiệp hội Sri Ramakrishna Math trên cơ sở Atmano Mokshartham Jagad-hitaya cha (आत्मनॊ मोक्षार्थम् जगद्धिताय च) (cho sự cứu rỗi của bản thân và cho sự thịnh vượng của thế giới).

Tuy nhiên, Vivekananda cũng ủng hộ một sự phân biệt rõ rệt giữa tôn giáo và nhà nước ("nhà thờ và nhà nước"). Mặc dù các phong tục xã hội đã hình thành trong quá khứ với sự thừa nhận mang tính tôn giáo, bây giờ không phải chuyện của tôn giáo đi can thiệp vào các vấn đề như cưới xin, thừa kế và nhiều thứ khác. Một xã hội lý tưởng sẽ là một hỗn hợp của kiến thức Bà-la-môn, văn hóa Sát-đế-lợi, hiệu quả làm việc Phệ-xá và đạo đức bình đẳng Thủ-đà-la. Bị chi phối mạnh bởi bất cứ một thứ nào sẽ dẫn đến nhiều kiểu xã hội không cân bằng khác nhau. Vivekananda không cảm thấy rằng tôn giáo, hay bất cứ một thế lực nào khác, nên được dùng một cách bắt buộc để đem lại một xã hội lý tưởng, bởi vì điều này là một thứ gì đó sẽ tiến hóa một cách tự nhiên bởi các thay đổi mang tính cá nhân khi các điều kiện là thích hợp.

Vivekanda nhấn mạnh liên hệ giữa đạo đức với việc làm chủ tâm trí, đồng thời coi sự thật, sự thanh tịnh và bao dung là những yếu tố cần thiết để đạt được điều này.[18] Ông khuyên các đồ đệ của mình sống trong sạch, không ích kỉ và có đức tin. Ông khuyến khích thực hành Phạm hạnh (sống độc thân).[19] Trong một trong các cuộc nói chuyện với người bạn thời thơ ấu của mình là Sri Priya Nath Sinha ông nói rằng các sức mạnh về thể lực và tinh thần, tài hùng biện của ông có được là do thực tập Phạm hạnh.[20] Ông còn khẳng định thành công là hệ quả của suy nghĩ và hành động toàn tâm toàn lực; trong các bài giảng tại Raja Yoga ông phát biểu "Lấy 1 ý tưởng. Biến nó thành cuộc đời bạn – nghĩ về nó, mơ về nó, sống trên nó. Hãy để bộ não, các cơ, hệ thần kinh của bạn tràn đầy ý tưởng này, và cứ bỏ mặc mọi ý tưởng khác. Đây là con đường thành công, là cách mà nhiều đạo sư tâm linh vĩ đại được tạo ra".[21]

Vivekananda không ủng hộ các lãnh vực mới nổi lên như tâm lý học không truyền thống (para psychology), thuật chiêm tinh (một ví dụ có thể tìm thấy trong bài nói chuyện của ông Man the Maker of his Destiny, Complete-Works, Volume 8, Notes of Class Talks and Lectures) nói rằng dạng tò mò này không giúp cho sự tiến bộ về tâm linh nhưng thật ra là làm cản trở sự phát triển tâm linh.

Liên quan